Các loại hình vận chuyển đường biển:
- Vận chuyển nguyên container (FCL - Full Container Load): Toàn bộ container được sử dụng để chứa hàng hóa của một chủ hàng.
- Gom hàng lẻ (LCL - Less than Container Load): Hàng hóa của nhiều chủ hàng được ghép chung vào một container.
- Vận chuyển hàng rời (Bulk): Hàng hóa được xếp trực tiếp vào khoang chứa của tàu, không cần đóng gói trong container.
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:
- Tiếp nhận thông tin hàng hóa: Tiếp nhận yêu cầu vận chuyển từ khách hàng.
- Báo giá vận chuyển: Cung cấp báo giá dựa trên thông tin hàng hóa và tuyến đường.
- Ký hợp đồng: Ký kết hợp đồng vận chuyển.
- Vận chuyển: Thực hiện vận chuyển hàng hóa.
- Thanh toán, thanh lý hợp đồng: Khách hàng thanh toán và thanh lý hợp đồng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển:
- Khoảng cách địa lý.
- Lịch trình và tần suất của các chuyến tàu.
- Điều kiện thời tiết.
- Thủ tục hải quan.
- Tình trạng tắc nghẽn cảng.
Ưu điểm của vận tải đường biển
- Hầu như mọi hàng hóa đều có thể sử dụng phương thức vận chuyển trên biển. Điều này bởi vì có rất nhiều con tàu to, hiện đại được khai thác để chuyên chở cùng lúc nhiều các mặt hàng.
- Đường biển cho phép bạn vận chuyển được các hàng hóa có khối lượng cực kỳ lớn và dễ dàng hơn so với đường bộ và hàng không. Ngay cả những mặt hàng siêu trường, siêu trọng đều có thể vận chuyển được như ô tô, mô tô, máy bay, thiết bị máy móc cồng kềnh,...
- So với các hình thức vận chuyển bằng đường bộ và đường hàng không thì vận chuyển đường biển sẽ có giá thành rẻ hơn. Nếu cùng 1 loại hàng hóa có kích thước và trọng lượng giống nhau thì lựa chọn hình thức đường biển sẽ có mức cước phí rẻ và tiết kiệm chi phí vận tải rất nhiều.
- Hầu như các tàu chở hàng chỉ chuyên chở hàng hóa nên ít có sự cố bị mất, đánh cắp hoặc tráo hàng. Giao thông trên biển sẽ thông thoáng, các phương tiện hiếm xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông trên biển làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
- Có rất nhiều các quốc gia có đường biên giới giáp ranh với biển nên hầu như giao thương bằng đường biển rất dễ dàng. Vì thế, hiện nay có rất nhiều tuyến đường di chuyển đường biển, cho phép tàu thuyền có thể đến và đi được nhiều quốc gia trên thế giới.
Các mặt hàng có thể vận tải bằng đường biển
Không quá khắt khe như đường hàng không, việc vận chuyển đường biển sẽ dễ dàng hơn. Loại trừ những mặt hàng bị cấm dưới mọi hình thức thì đường biển có thể vận chuyển được hầu như tất cả các loại hàng hóa hiện nay. Đây cũng là một trong những lý do khiến đường biển được lựa chọn nhiều khi các mặt hàng gặp trở ngại ở một số hình thức vận chuyển khác.
Để tối ưu trong quá trình vận chuyển, chúng ta có thể phân chia hàng hóa thành các nhóm hàng theo đặc tính như sau:
- Hàng mang tính lý hóa: tức là các mặt hàng dễ hút ẩm, hàng nguy hiểm bao gồm hóa chất, dung dịch lỏng, hàng bột, hàng dễ bay bụi,...
- Hàng dễ bị tác động bởi môi trường (tính bảo quản): gia vị, trà, thuốc lá,...
- Hàng vật liệu xây dựng: các loại vật liệu công nghiệp, vật liệu cho xây dựng thi công,...
Ngoài ra, một số trường hợp có thể chia hàng hóa của dịch vụ vận tải đường biển theo hình thức vận chuyển:
- Vận tải với container: chủ yếu các mặt hàng bách hóa,...
- Vận tải bằng sà lan: dùng chuyển các loại khoáng sản, đất, cát, đá,...
- Vận tải bằng các phương tiện trữ lạnh, trữ đông: cho những mặt hàng đặc trưng như thực phẩm,...